Kinh Nghiệm Xây Nhà Từ A-Z Năm 2024
15/12/2023 11:01
Kinh nghiệm xây nhà:
Lời mở đầu về kinh nghiệm xây nhà
Tiếp xúc với nhiều dự án, chúng tôi nhận ra rằng tuy khách hàng có nhu cầu về xây nhà trọn gói, thiết kế nội thất, cải tạo nhà cửa. Nhưng đa phần mọi người đều chưa có kinh nghiệm để lập ra một kế hoạch bài bản, kiểm soát công việc sao cho mọi thứ được suôn sẻ luôn là điều
Điều này khiến các bạn mất rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang ko đáng có.Vì vậy, dưới đây là một list quy trình được đội ngũ của Ấm Áp Decor tổng hợp từ A-Z, trình bày đầy đủ về công việc và những vướng mắc mà mọi người dễ gặp phải trong quá trình thiết kế – xây dựng. Các bạn nên bớt chút thời gian tìm hiểu để gia đình và bản thân có được một tổ ấm hoàn hảo nhất.
Tổng hợp nhu cầu xây nhà tổng thể.
Đây là bước căn bản đầu tiên để hình thành một ngôi nhà đáp ứng được nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình.
– Mọi người trong gia đình cần thống nhất những đầu mục như sau:
+ Tài chính để xây nhà.
+ Số phòng ngủ, phòng vệ sinh, phòng khách, phòng thờ,….
+ Yêu cầu các không gian đặc biệt: Phòng chơi, phòng làm việc, phòng hát,….
+ Xác định xây nhà để ở đơn thuần hay có kết hợp với các hình thức kinh doanh?
– Tổng hợp, sưu tầm về những mẫu nhà yêu thích, bạn có thể tìm hình ảnh thoải mái ở các nguồn như google, pinterest, bạn định hình càng rõ, ngôi nhà sẽ xây lên theo đúng ước mơ của bạn.
Xem xét phong thuỷ trước khi bắt đầu thiết kế.
Ở Việt Nam đa phần mọi người đều theo một trong hai trường phái phong Thuỷ đó là Đạo Phật hoặc là Đạo Thiên Chúa. Ở mỗi trường phái đều có những quan điểm về phong thuỷ khách nhau, vì vậy trước khi bắt đầu làm việc với các bên thiết kế, bạn nên mời thầy phong thuỷ tính toán trước để ra đầu bài trước.
Tránh tình trạng thiết kế trước rồi mới bắt đầu tính toán phong thuỷ, khả năng bạn sẽ phải sửa thiết kế rất mất thời gian và có thể bị mất thêm chi phí phát sinh.
Ước lượng kinh phí khi dự định xây nhà.
Khi đã đặt ra được bài toán sơ bộ, việc tiếp theo chúng ta cần là cân đối khả năng tài chính của gia đình mình. Các bạn có thể tham khảo rất nhiều bên thiết kế – xây dựng với nhiều mức giá khác nhau. Nhưng mức hoàn thiện trung bình của dạng nhà dân trên thị trường hiện nay cơ bản rơi vào khoảng 5-7 triệu/m2. Chủ nhà có thể nhân với diện tích dự định xây dựng để dự trù, từ đó có thể cân đối nhu cầu của gia đình ở một số mục sao cho phù hợp.
Định hình ngôi nhà.
Khi có đầu bài sơ bộ bao gồm nhu cầu của gia đình, bố trí phong thuỷ, khả năng tài chính, bước này chúng ta cần tham khảo những mẫu nhà, phong cách thiết kế, từ ngoại thất cho đến đồ đạc nội thất bên trong, từ đó chúng ta sẽ yêu cầu Kiến trúc sư may đo một ngôi nhà cho riêng bạn.
Chọn lựa tư vấn thiết kế.
Khi tìm hiểu về thiết kế, đừng chỉ nên chú trọng vào thẩm mỹ điều đầu tiên mà bạn nên quan tâm đấy là sự bền vững của công trình, bố trí không gian khoa học, thư giãn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Hiện nay trên thị trường chúng ta có thể dễ dàng tìm được rất nhiều các bên tư vấn thiết kế với mức chi phí khác nhau. Hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn cho mình một đơn vị phù hợp nhất.
Mặt bằng ngôi nhà được bố trí một cách hợp lý (kinh nghiệm xây nhà)
Thiết kế kiến trúc.
Thiết kế kiến trúc là công tác đưa những ý tưởng thành bản vẽ cụ thể, bao gồm thiết kế mặt tiền, bố trí mặt bằng các phòng chức năng, sắp xếp cầu thang, giếng trời, sần vườn…. Người thiết kế kiến trúc bạn nên chọn là Kiến trúc sư ( Khác với kỹ sư xây dựng, cai thầu ) để đảm bảo về tính hợp lý của công trình, thông gió, chiếu sáng, vi khí hậu và nhiều vấn đề khác của ngôi nhà.
Dựa vào đề bài được giao, Kiến trúc sư sẽ tính toán, tư vấn cho chủ nhà ra sao để dung hoà tất cả mọi yêu cầu và mong muốn của chủ nhà sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn của chuyên môn. Bản vẽ kiến trúc bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn phương án kiến trúc và giai đoạn hồ sơ kỹ thuật. Các bước tiếp theo như thiết kế nội thất, kết cấu, cảnh quan có thể triển khai khi kết thúc giai đoạn 1 của kiến trúc.
Khảo sát địa chất – hiện trạng.
Cùng đội ngũ chuyên môn khảo sát khu vực đất định tiến hành xây dựng, tham khảo thêm các hàng xóm đã xây lâu năm. Xin phép chụp ảnh hiện trạng của nhà hàng xóm, điều này nhằm dễ dàng giải quyết các vấn đề thi công về sau.
Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng.
Sau khi thống nhất được bản vẽ thiết kế kiến trúc, chủ nhà bắt đầu tính toán đến việc thi công. Bước này bạn sẽ phải khảo sát về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đối với các công trình tương tự đã thi công.
Khi bạn đã hài lòng tin tưởng về năng lực của họ thì hãy khảo sát đến phần đơn giá xây dựng. Lưu ý giá ở đây phải là giá xây nhà trọn gói chứ không phải là đơn giá xây dựng theo mét vuông sàn. Để có thể ra được chi phí một cách chính xác nhất, nhà thầu sẽ cần các bản vẽ chi tiết kiến trúc, kết cấu của nhà. Hãy định hình trước công việc để chủ động làm việc với các bên thi công bạn tìm được.
Thủ tục xin cấp phép xây nhà.
Xin cấp phép xâu dựng cần tiến hành ngay sau khi thống nhất được bản vẽ kiến trúc sơ bộ của căn nhà. Thời gian cơ quan cấp phép xây dựng có kết quả tối đa là 15 ngày làm việc. Bạn nên nắm được để công việc được tiến hành theo đúng dự định.
Hợp đồng thi công.
Sau khi đã tìm được nhà thầu thi công phù hợp, bạn phải nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng trước khi ký kết. Lưu ý đến một số điều khoản như: Tiến độ thi công, chất lượng chủng loại vật tư (Tên, mã hiệu), giá trị hợp đồng xây nhà trọn gói, tiến độ thanh toán, các điều khoản phát sinh, chế độ giám sát thi công, điều khoản vi phạm,….
Chuẩn bị khởi công xây nhà.
Thông báo đến cơ quan Phường/xã nơi xây dựng để đảm bảo quy định của pháp luật. Thông báo đến hàng xóm xung quanh để họ có sự chuẩn bị. Nếu nhà của bạn xây dựng ở khu đất trống thì cần có thêm các công tác chuẩn bị xin cấp điện, nước.
Khởi công xây dựng.
Chọn ngày khởi công và làm lễ (nếu có). Hãy giám sát cẩn thận công đoạn làm móng nhà, vì phần này sẽ quyết định rất lớn đến toán bộ ngôi nhà. Nếu sai sót ở giai đoạn này, công trình có thể sẽ kéo theo rất nhiết phát sinh sửa đổi gây thất thoát kinh phí không đáng có.
Thi công phần thô.
Giai đoạn này gồm thi công các công tác như: Làm móng, hệ thống thoát nước, đổ bê tông cột, dầm, sàn, xây tường, chống thấm. Hãy kiểm tra kích thước chuẩn khi thợ đan xong thép, trước khi đổ bê tông để nếu có sai xót thì kịp thời điều chỉnh.
Hãy nhờ người có nhiều kinh nghiệm xây nhà để chọn vật liệu hoàn thiện.
Bước này bao gồm: Sơn tường, ốp lát gạch, lắp đặt thiết bị, hoàn thiện thạch cao, sàn gỗ, nội thất. Bước này bạn hãy phối hợp cùng kiến trúc sư chọn lựa chủng loại, vật tư, thiết bị để ngôi nhà được hoàn thiện một cách tinh tế nhất.
Hoàn thành, bàn giao, hoàn công ngôi nhà.
Khi tất cả quá trình đã hoàn tất, bạn cần kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ công trình. Ngoài ra, bạn nên thực hiện các thủ tục hoàn công để tiện cho công việc bảo hành, bảo trì sửa chữa về sau.
Lời kết:
Làm nhà là chuyện trọng đại cả đời. Nếu bạn đang có nhu cầu về Xây dựng – thiết kế nội thất hay cải tạo sửa chữa, bạn nên bớt chút thời gian để tìm hiểu những thông tin hoặc một số quy trình cơ bản nhất.
Việc này sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình làm việc với các nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây dựng, lường trước được những rủi ro trong quá trình thực hiện.
Bài viết này là những kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi đúc kết lại được qua quá trình làm nghề nhiều năm, đội ngũ Ấm Áp Decor luôn mong muốn mọi người đều có thể xây dựng cho riêng mình một tổ ấm hoàn hảo nhất.Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ kênh của chúng tôi.
Xem thêm những thông tin hữu ích của chúng tôi tại
Fanpage : https://www.facebook.com/AmApDecor
Website: https://amapdecor.com/
Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang cần tư vấn trực tiếp: Hotline: 088 688 1228
Địa chỉ văn phòng : Tầng 2 LK 104 Lacasta, P. Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội.