Phân loại các phong cách thiết kế nội thất 2024

Phát triển theo cùng các thời kỳ, các giai đoạn cũng như văn hóa của từng địa điểm, các phong cách thiết kế nội thất cũng ngày càng trở nên đa dạng. Trong lĩnh vực này, mỗi năm chúng tôi đều cần theo dõi và cập nhật, học hỏi thêm các xu hướng mới đến thế giới. Làm việc với cái đẹp là làm việc với sự hợp thời và tinh tế.

Vậy có bao nhiêu phong cách thiết kế và chúng phân loại như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại những phong cách phổ biến nhất trên thế giới và phân loại chúng dựa theo những đặc điểm đặc trưng.

Các phong cách thiết kế nội thất văn hóa bản địa

Phong cách thiết kế nội thất Zen

Phong cách thiết kế Zen là phong cách kết hợp từ phong cách thiết kế truyền thống của Nhật Bản và phong cách minimalist, tạo thành một không gian thanh lịch, truyền cảm hứng về lối sống tối giản, thân thiện với thiên nhiên.

Loại bỏ những rườm rà, Zen mang tính thiền vào không gian giúp cân bằng thị giác, kích thích sự tập trung của con người.

Nguồn sáng chủ yếu của những không gian Zen là ánh sáng tự nhiên. Những cửa sổ lớn được thiết kế để tận dụng ánh sáng mặt trời, đây là nguồn sáng tự nhiên vừa giúp tiết kiệm vừa tốt cho sức khỏe của con người.

Phong cách thiết kế của Nhật ưa chuộng việc sử dụng màu sắc trung tính. Những màu sắc nhẹ nhàng, trầm ấm giúp mang lại cảm giác thư thái, khiến con người trở nên ôn hòa, điềm tĩnh. Để mang lại sự an tĩnh, người thiết kế thường sử dụng vật liệu tự nhiên, các yếu tố thiên nhiên luôn có tác động tích cực đến con người. Vật liệu chủ yếu là những vật liệu mộc mạc như gỗ, tre, những vật này rất cuốn hút nhưng lại vô cùng giản dị.

phong cách thiết kế nội thất

Phong cách thiết kế nội thất Zen

Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine)

Phong cách thiết kế Indochine là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách thiết kế Tân cổ điển và cảm hứng từ văn hoá của các nước Đông Dương. Phong cách này thường được ví như một bản giao hưởng Đông – Tây. Nét lãng mạn của Pháp và vẻ đẹp truyền thống, nhẹ nhàng của các nước Á Đông tạo thành, giao thoa tạo nên một phong cách vừa mộc mạc, ấm cúng vừa lãng mạn.

Màu sắc trong Indochine có tỷ lệ khác biệt rõ ràng giữa nền và màu nội thất. Màu nền thường sử dụng những màu trung tính như trắng, be để tạo cảm giác thoáng đãng, mát mẻ. Ngược lại, màu nội thất thường đậm, sắc nét: đen, đỏ, cam, xanh… Sự kết hợp tạo sự đối lập nhưng hài hoà: màu nền nhã nhặn của phong cách Tân Cổ Điển và màu sắc tươi tắn, phong phú của miền nhiệt đới.

Vật liệu: Tại nơi có khí hậu nóng ẩm, thời tiết thay đổi theo từng mùa, những vật liệu tự nhiên như gỗ, mây tre, gạch là lựa chọn tốt vì độ bền cao và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, kim loại, sắt cong cũng được sử dụng để tạo hình cho những chi tiết như cầu thang, tay ghế, tạo nét sang trọng cho không gian.

Hoạ tiết: Những nền gạch bông luôn thu hút sự chú ý, gây ấn tượng đầu tiên vì gần như không một không gian nào của Indochine không sử dụng loại gạch này, chúng hoàn toàn đối lập và nổi bật với nền tường trắng.

phong cách thiết kế nội thất

Phong cách thiết kế Indochine

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian)

Phong cách Bắc Âu đã trở thành một xu hướng phổ biến tại các nước Bắc Âu nhờ vào tính linh hoạt và phù hợp với khí hậu lạnh giá ở đây. Được ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX, phong cách Scandinavian là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự đơn giản, sạch sẽ và tinh tế. Tuy nhiên, khác với phong cách hiện đại có vẻ khô khan, phong cách thiết kế Bắc Âu mang lại cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp và gần gũi hơn.

Phong cách thiết kế nội thất

Phong cách thiết kế nội thất Scandinavian

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Phong cách thiết kế công nghiệp (Industrial style) được hình thành nên từ những năm 1950 – 1960 tại Anh, Mỹ nhưng lại nhận được nhiều tình cảm đặc biệt từ 20 – 30 năm gần đây.

Mang đậm chất công nghiệp từ tên gọi, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Tận dụng tối đa không gian: Thay vì chú trọng kiểu dáng đẹp mắt, người thiết kế ưu tiên tối đa hoá công năng sử dụng của từng phần không gian.
  • Vật liệu xây dựng công nghiệp: Sử dụng vật liệu trang trí, hoàn thiện cứng cáp và dễ lau chùi như inox, thép, kính hay gạch men. Hạn chế sử dụng chất liệu mềm hay nhất thời.
  • Góc cạnh, mạnh mẽ uy lực: Các chi tiết hoàn thiện đều mang lối thiết kế vuông vức, sắc nét, mang hơi hướng của những công trình công nghiệp. Không góc tròn, không điểm nhấn kiểu cách.

Phong cách này rất phù hợp với các căn hộ, chung cư mini vì bố cục xây dựng luôn tối giản, khoa học và tận dụng triệt để mọi khoảng không. Nếu áp dụng phong cách công nghiệp ở căn hộ chung cư, bạn sẽ dễ dàng khiến không gian trở nên đồng nhất, ổn định và hiện đại hơn.

Phong cách thiết kế nội thất

Phong cách thiết kế nội thất Industrial

Phong cách thiết kế nội thất rustic (mộc mạc)

Phong cách rustic hay còn gọi là phong cách nông thôn hay mộc mạc xuất phát từ những làng quê ở Châu Âu thế kỷ 19.

Đây là phong cách thể hiện sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, sự quay trở lại với thiên nhiên, với những giá trị bền vững của cuộc sống. Vì vậy, những yếu tố thiên nhiên luôn hiện hữu trong thiết kế như vật liệu, hoạ tiết và màu sắc.

Những đặc điểm chính mà phong cách mộc mạc mang lại cho không gian sống:

  • Vật liệu chủ đạo là gỗ ở mọi nơi: được dùng làm nền sàn, tường, trang trí, hoàn thiện nội thất… Gỗ mang lại sự ấm áp, mộc mạc và truyền cảm hứng tự nhiên.
  • Sử dụng màu nâu, be làm màu sơn tường hoặc phủ lên bề mặt gỗ tạo hiệu ứng già cỗi, hoài niệm.
  • Đồ nội thất cũ, đơn giản như đồ bằng gỗ thô, ghế đẩu, bàn Các phong cách thiết kế tối giản, ưu tiên công năng

Phong cách thiết kế nội thất

Phong cách thiết kế nội thất hiện đại

Phong cách thiết kế hiện đại ra đời cùng thời đại công nghiệp hoá, đô thị hoá ở châu Âu và Mỹ từ thế kỷ 20. Nhu cầu về một không gian sống tiện nghi, hiện đại để phục vụ cuộc sống đô thị đã đưa đến sự ra đời của xu hướng thiết kế này.

Đặc điểm của phong cách hiện đại:

  • Thiết kế đơn giản, không cầu kỳ. Loại bỏ mọi rườm rà, đi theo xu hướng tối giản.
  • Sử dụng công nghệ, vật liệu mới để tiết kiệm không gian, thời gian và chi phí.
  • Màu sắc trung tính, trắng và đen thường được ưu ái sử dụng.

 

Phong cách thiết kế nội thất

Phong cách hiện đại thường được áp dụng trong thiết kế văn phòng, khách sạn, nhà hàng hay khu chung cư cao cấp vì sự đơn giản, tiện nghi và hiện đại. Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp thì hoàn toàn có thể mang phong cách này vào thiết kế nhà ở để tạo nên một không gian sống vừa hiện đại, thông thoáng vừa ấm cúng.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản

Tối giản chính là xu hướng thiết kế được ưa chuộng bậc nhất trong thời đại ngày nay, khi mà cuộc sống ngày càng trở nên phức tạp, bận rộn. Thiết kế tối giản đem đến sự đơn giản, khoáng đạt và thanh tao giúp tinh thần thoải mái, cân bằng.

Những nét đặc trưng mang tính biểu tượng của phong cách này:

  • Chỉ sử dụng những đường nét thiết kế cần thiết, loại bỏ mọi chi tiết rườm rà.
  • Sử dụng ít màu sắc, thường là 2 hoặc 3 màu đơn sắc để tạo điểm nhấn.
  • Đồ nội thất được thiết kế đơn giản, kết hợp giữa chức năng và thẩm mỹ.
  • Ánh sáng và không gian rộng mở được chú trọng.

Phong cách thiết kế nội thất

Phong cách tối giản phù hợp với mọi không gian, từ căn hộ chung cư cho đến nhà phố, biệt thự, khách sạn hay quán cà phê.

Các phong cách thiết kế phá cách mang hơi hướng nghệ thuật

Phong cách đương đại (contemporary)

Thuật ngữ contemporary xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là “cùng thời đại”, vì vậy phong cách contemporary luôn bám sát xu hướng hiện đại để không bị lỗi thời.

Đặc điểm nổi bật:

  • Thiết kế độc đáo, sáng tạo theo trí tưởng tượng của người sáng tạo.
  • Vật liệu mới, công nghệ mới được ứng dụng triệt để.
  • Không gian mở, linh hoạt, lưu chuyển không khí và ánh sáng dễ dàng.

Phong cách thiết kế nội thất

Là phong cách không ngại thử nghiệm và đổi mới nên nó thường mang đến những thiết kế độc đáo bất ngờ. Tuy nhiên, contemporary cũng dễ gây phản cảm nếu “lạm dụng sáng tạo” quá mức cần thiết.

Phong cách chiết trung

Là phong cách kết hợp sáng tạo, hài hoà giữa Đông và Tây. Chiết trung sẽ mang những nét đẹp tinh hoa của văn hoá Đông phương vào không gian nội thất Phương Tây, tạo nên một thiết kế mang hơi hướng nghệ thuật.

Đặc điểm:

  • Tinh hoa của Đông và Tây được hòa quyện thông qua hoạ tiết, đồ trang trí, sự phối hợp màu sắc và chất liệu nội thất.
  • Hoạ tiết trang trí phương Đông như hoa sen, cây cảnh, thư pháp…
  • Họa tiết hoa văn trên mây tre đan, gạch lát nền…
  • Điêu khắc gỗ tỉ mỉ, cầu kỳ…

Phong cách chiết trung

Chiết trung mang lại sự cân bằng, hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại. Đây là xu hướng thiết kế được nhiều gia đình trẻ ưa thích trong thời gian gần đây.

Kết luận

Qua bài viết trên có thể thấy các phong cách thiết kế nội thất rất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi cùng thời cuộc. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới mục đích mang lại một không gian sống hoàn hảo dành cho con người. Khi thiết kế, các kiến trúc sư luôn cân nhắc đến công năng sử dụng, đặc điểm khí hậu, văn hoá tại từng khu vực cụ thể để đưa ra phương án phù hợp, vừa hài hoà thẩm mỹ vừa đem lại cuộc sống tiện nghi cho gia chủ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà của mình, hãy liên hệ với Ấm Áp Decor để được tư vấn một cách tốt nhất.

Xem thêm những thông tin hữu ích của chúng tôi tại:

Fanpage : https://www.facebook.com/AmApDecor

Website: https://amapdecor.com/

Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn đang cần tư vấn trực tiếp: Hotline: 088 688 1228

Địa chỉ văn phòng : Tầng 2 LK 104 Lacasta, P. Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội.

Call Now Button